• Home
  • Cách Lập kế hoạch Digital Marketing

Cách Lập kế hoạch Digital Marketing

Cách Lập kế hoạch Digital Marketing

Để triển khai một chiến dịch Digital Marketing hiệu quả chắc chắn bạn cần một kế hoạch tổng thể. Sau đây CiY Education xin giới thiệu các bước lập kế hoạch Digital Marketing tổng thể dành cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, các chủ shop hay các bạn đang quản lý marketing cho doanh nghiệp.

Xác định mục tiêu của bạn

Bước đầu tiên là xác định những gì bạn muốn đạt được với các chiến dịch Digital Marketing của mình. Mục tiêu của bạn phải cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn. Bạn có thể đọc thêm về cách đặt mục tiêu theo phương pháp SMART. Khi đặt mục tiêu không nên thực hiện một mình mà hãy trao đổi với ít nhất một người nữa hoặc với cả team của bạn, như vậy việc đặt mục tiêu sẽ chính xác hơn. Mục tiêu đặt sai thì các bước thực hiện sau đó đề vô nghĩa. Tránh đặt mục tiêu quá dễ dàng đạt được hoặc đặt mục tiêu quá cao so với nguồn lực của mình. Với các doanh nghiệp lớn hơn, thì mục tiêu Digital Marketing phải nằm trong kế hoạch mục tiêu marketing tổng thể.

Xác định mục tiêu theo phương pháp SMART.
Xác định mục tiêu theo phương pháp SMART.

Ví dụ, mục tiêu doanh số do Digital Marketing mang lại không thể cao hơn mục tiêu doanh số do marketing tổng mang lại. (Mục tiêu doanh số marketing tổng thường sẽ gồm mục tiêu Digital Marketing + mục tiêu Trade Marketing +…).

Xác định đối tượng mục tiêu của bạn

Ai là khách hàng hoặc khách hàng lý tưởng của bạn? Nhân khẩu học, sở thích và hành vi trực tuyến của họ là gì? Biết đối tượng mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn tạo ra các thông điệp tiếp thị hiệu quả hơn. Bám sát vào Chân dung khách hàng (Customer Persona) của bạn. Bước này rất quan trọng, vì xác định sai đối tượng thì chiến dịch không có kết quả tốt.

Tương tự như đặt mục tiêu, việc xác định đối tượng mục tiêu cũng nên trao đổi với team để có những phân tích sâu sắc hơn, tránh bị chi phối bởi cảm tính của một cá nhân. Quyết định cuối cùng vẫn là người chịu trách nhiệm về chiến dịch.

Tiến hành kiểm tra hoạt động tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing Audit)

Đây là việc dường như các doanh nghiệp đều bỏ qua khi thực hiện Lập kế hoạch triển khai Digital Marketing. Một phần vì tốn kém nguồn lực khi thuê đơn vị Digital Audit, một phần vì tốn thời gian chờ đợi. Bạn có thể tự kiểm tra nhưng như vậy sẽ kém khách quan. Digital Marketing Audit là phân tích các kênh Digital Marketing hiện tại của bạn, bao gồm kiểm tra UI & UX website, tài khoản mạng xã hội (fanpage, zalo oa, instagram,…), chiến dịch email và các kênh quảng cáo Google Ads, Facebook Ads,….Tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, các lỗi để khắc phục và tối ưu trước khi bạn đổ tiền chạy Digital Marketing.

Để dễ hình dung hơn, khi phát hiện website của bạn đang bị lỗi tốc độ tải trang chậm và nội dung website còn thiếu xót thì bạn không nên cố gắng chạy quảng cáo dẫn khách hàng đến website, việc này làm bạn tốn ngân sách mà không mang lại hiệu quả, nó khiến khách hàng của bạn có trải nghiệm không tốt khi vào website, uy tín thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng. Bạn cần cải thiện tốc độ website, viết nội dung website chỉn chu trước khi thực hiện chiến dịch quảng cáo.

Phát triển chiến lược nội dung (Content Strategy)

Xây dựng kế hoạch sản xuất nội dung bám sát theo hành trình của khách hàng để tăng thêm trải nghiệm của khách hàng và tối ưu hiệu quả khi thực hiện quảng cáo. Nội dung (content) bao gồm bài viết, hình ảnh, video trên tiktok, youtube, facebook, các bài viết trên mạng xã hội, các bài viết trên Blog,…Bạn cần tìm hiểu sâu về chiến lược nội dung, về hành trình khách hàng để xây dựng một chiến lược content hoàn chỉnh để phù hợp, để cộng hưởng với kế hoạch Digital Marketing.

Xác định ngân sách của bạn

Xác định ngân sách.
Xác định ngân sách.

Khi có mục tiêu và chiến lược rõ ràng, bạn bắt đầu Quyết định và đề xuất ngân sách cho chiến dịch. Phân bổ ngân sách theo các tiêu chí như kênh, kênh nào sẽ chiếm nhiều ngân sách nhất vào thời điểm nào cho nội dung nào. Bạn cần một bảng chi tiêu ngân sách chi tiết ở bước nào và bám sát chúng mỗi ngày để có thể điều chỉnh hợp lý.

Chọn các kênh Digital Marketing để triển khai

Dựa trên mục tiêu, đối tượng mục tiêu và ngân sách của bạn, hãy xác định kênh Digital Marketing nào cần tập trung vào. Quy mô chiến dịch phụ thuộc nhiều vào mục tiêu, đối tượng và ngân sách, với chiến dịch lớn triển khai đa kênh thì cần ngân sách đủ lớn để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đồng thời, phải biết phân bổ ngân sách cho Google hay Facebook nhiều hơn ở thời điểm nào. Bao gồm việc tối ưu kênh quảng cáo để tăng hiệu quả sử dụng ngân sách.

Lập kế hoạch thời gian triển khai

Tất cả các hạng mục công việc đều phải có thời gian chính xác từ việc khởi tạo kế hoạch, sản xuất nội dung, thiết kế, triển khai chiến dịch, theo dõi, đo lường, tối ưu và báo cáo khi kết thúc chiến dịch.

Đo lường và tối ưu hóa

Thường xuyên theo dõi hiệu suất Digital Marketing (digital performance marketing) của bạn bằng các công cụ phân tích như Google Analytics hoặc thông tin chi tiết về mạng xã hội, hệ thống digital crm hay các công cụ thống kê và đo lường mà bạn biết. Sử dụng dữ liệu này để tối ưu hóa chiến lược của bạn và cải thiện theo thời gian. Giai đoạn này bạn cần một chuyên gia phân tích số liệu và chiến lược.

Hãy nhớ rằng, Digital Marketing là một quá trình liên tục đòi hỏi phải theo dõi và điều chỉnh liên tục. Bằng cách làm theo các bước này và luôn cập nhật các xu hướng mới nhất cũng như các phương pháp hay nhất, bạn có thể tạo một kế hoạch Digital Marketing thành công cho doanh nghiệp của mình. Lập kế hoạch và triển khai Digital Performance Marketing là công việc gắn liền với dòng chảy kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ là hoạt động quảng cáo đơn thuần khi có nhu cầu.